Ahrefs là gì? Giải thích các chỉ số - Hướng dẫn sử dụng Ahrefs từ A - Z

05/06/2019 11:05   by Admin

Khi nhắc đến Ahrefs mọi người thường nghĩ đến công cụ “kiểm tra backlink” tuyệt vời. Nhưng sự thật nó chỉ là một khía cạnh nhỏ của Ahrefs. Vì vậy bài viết sẽ giải thích cho bạn chi tiết các chỉ số trong Ahrefs và những khả năng tuyệt vời khác. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn sử dụng thành thạo Ahrefs từ A-Z. Giúp các bạn phân tích đánh giá thị trường, đối thủ và khai thác triệt để toàn bộ tiềm năng từ nó.

ahrefs

AHREFS LÀ GÌ?

 

Ahref hay Ahrefs.com là một công cụ nghiên cứu đối thủ mạnh nhất hiện nay. Hầu hết các công cụ khác như Majestic, MOZ, SEMRUSH,...đều hướng tới việc phân tích backlink của đối thủ. Tuy nhiên Ahrefs còn làm được nhiều hơn thế cho nên được các SEOer rất ưa chuộng.

Ahrefs ​thu thập dữ liệu BIG DATA tương tự như Google. Ở đây, ahrefs thu thập thông tin của tất cả các website t​rên toàn thế giới và lưu trữ chúng. Sau đó sẽ đưa ra các đánh giá, phân tích về website cho các nhà nghiên cứu thông qua công cụ của Ahrefs.

 

Đánh giá về Ahrefs

ahrefs là gì

  • Hiệu quả: Tốt hơn tất cả công cụ hiện tại, giúp đưa ra kế hoạch marketing tốt hơn.
  • ​Giá bán: Giá rất "chát" nhưng bù lại rất tốt
  • Dễ sử dụng: ​Rất trực quan, dễ sử dụng
  • ​Hỗ trợ: Hỗ trợ tốt qua cả điện thoại, email, chat.

Điểm cộng

  • Phân tích website chuyên sâu
  • Phân tích nội dung theo ý tưởng từ khóa
  • Kiểm tra theo dõi thứ hạng từ khóa
  • Nghiên cứu từ khóa tốt nhất hiện nay

Điểm ​trừ

  • Đắt

Do hiện nay Ahrefs không cho phép sử dụng tài khoản Ahrefs miễn phí nữa. Mức giá dùng thử của Ahrefs đang là $7/7 ngày, nếu bạn chỉ sử dụng ít thì hãy dùng $7 này cho thật hiệu quả nhé. Còn nếu muốn sử dụng lâu dài, để tiết kiệm và tránh lãng phí tiền các bạn có thể tham khảo sử dụng Share4SEO Tool hỗ trợ Seo.

Có thể bạn quan tâm >>> Mua chung Ahref chỉ 50k/tháng | Sử dụng full chức năng bản Agency và check được 5 domain/1 ngày

Các tính năng đáng giá của Ahrefs

  • Theo dõi đối thủ cạnh tranh: Giúp theo dõi nội dung của đối thủ, những từ khóa nào của đối thủ đang mang lại khách hàng, bài viết nào được tương tác mạnh mẽ trên mạng xã hội,...
  • Xây dựng ý tưởng nội dung mới: Biết được các nội dung có tính tương tác cao, chia sẻ mạnh sẽ là cơ sở để bạn đưa ra các ý tưởng mới mẻ và thu hút nhiều khách hàng truy cập hơn.
  • Xây dựng liên kết: Kiểm tra lượng backlink tới website của đối thủ, bài viết nào được bơm nhiều link nhất, bài viết nào được share trên mạng xã hội nhiều nhất,...tất cả đều là cơ sở để bạn nắm rõ các tài nguyên mạnh nhất của đối thủ.
  • Tăng cường liên lạc với những người chia sẻ nội dung của bạn: Nếu tìm ra được các cá nhân, page, đăng tải lại nội dung của bạn và được nhiều lượt tương tác thì đó sẽ là những người nổi tiếng, fanpage lớn,...Bạn có thể chủ động tạo dựng mối quan hệ này để đem lại nhiều cơ hội chia sẻ hơn nữa.
  • Nghiên cứu từ khóa (thông qua Từ khoá Explorer )
  • Nghiên cứu nội dung (thông qua Content Explorer )
  • Nghiên cứu backlink (qua Site Explorer )
  • Theo dõi xếp hạng (thông qua Rank Tracker )
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (thông qua Site Explorer , Link Intersect Tool, vv)
  • Kiểm tra trang web (thông qua công cụ Kiểm tra Trang web )
 

CÁC CHỈ SỐ TRONG AHREFS

1. Ahrefs Rank (AR)

Ahrefs Rank cho biết thứ tự (xếp hạng) website của bạn đứng thứ bao nhiêu trong dữ liệu mà Ahrefs thu thập được dựa trên các yếu tố đánh giá về số lượng và chất lượng backlink trỏ về. Ahrefs rank sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao.

Chỉ số ahrefs rank

Ví dụ:

facebook.com – Ahrefs Rank = 1

twitter.com – Ahrefs Rank = 2

youtube.com – Ahrefs Rank = 3

vimeo.com – Ahrefs Rank = 18

amazon.com – Ahrefs Rank = 22

Như vậy, Facebook có xếp hạng cao hơn Twitter, Twitter cao hơn Youtube, Youtube cap hơn Vimeo và Amazon. Dựa vào chỉ số Ahrefs Rank bạn có thể biết được website nào có xếp hạng cao hơn. Thật tuyệt đúng không các bạn?

2. URL Rating (UR)

UR là chỉ số đo lường sức mạnh, uy tín của một URL mục tiêu có thang điểm từ 1 đến 100. Chỉ số UR đo lường dựa trên chất lượng, uy tín của backlink trỏ về URL mục tiêu.

Trang facebook.com có URL Rating (UR) = 93

 

Có một số bạn nghĩ rằng URL Rating tương tự như PageRank của Google nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. URL Rating (UR) hay Page Authority (PA) là một chỉ số do Ahrefs, Moz đưa ra để mô phỏng lại việc google nhìn nhận về 1 website uy tín/sức mạnh của URL. Vì thể chỉ số UR/PA chỉ mang tính tham khảo tương đối KHÔNG CHÍNH XÁC HOÀN TOÀN 100%. Nhưng nó cũng gần đúng nên nó mới là công cụ “nổi tiếng” trong giới SEO.

3. Domain Rating (DR)

DR là chỉ số thể hiện sức mạnh/uy tín tổng thể của một tên miền. DR có thang điểm từ 1 đến 100. Điểm DR chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Offpage/Backlink nên Onpage gần như không ảnh hưởng đến chỉ số DR.

Theo nguyên tắc, khi xây dựng liên kết (Link Building) từ blog, diễn đàn, hệ thống, guest post….bạn nên chọn những website có DR cao hơn DR website của bạn để đặt backlink, vì chúng mang lại nhiều giá trị hơn cho bạn.

So Sánh UR Và DR

  • UR có độ chính xác cao hơn so với DR, vì UR là chỉ số đánh giá của một URL còn DR là đánh giá tổng thể của một tên miền, có nhiều trang khác nhau, có trang mạnh có trang yếu.
  • Bạn nên đi backlink trên trang có UR cao, liên kết này có độ uy tín cao và mang lại nhiều giá trị cho website của bạn.
  • UR và DR đều được Ahrefs chấm điểm bởi yếu tố offpage, từ số lượng đến chất lượng backlink.

4. Backlinks

Tại đây, Ahrefs hiển thị tổng số backlinks trỏ đến website hoặc URL mục tiêu. Lưu ý, trong một trang có thể có nhiều backlink trỏ đến đến website của bạn. Backlink trong Ahrefs thể hiển số lượng link trỏ về chứ không phải số lượng trang (page) trỏ về.

Ghi chú: Backlink là liên kết từ một website/page nào đó trỏ tới website của bạn.

chỉ số ahrefs

Backlink trong ahrefs có thể xem dưới dạng live/recent/historical

5. Live Link

Live link thể hiện liên kết trực tiếp đến website của bạn và vẫn còn “sống” khi robot thu thập thông tin. Vì thế, để kiểm tra các chỉ số của website tại thời điểm hiện tại bạn hãy chọn Live link

6. Recent Link

Recent link thể hiện số lượng liên kết bao gồm Live backlink và và lost backlink (backlink bị mất) đã hoạt động trong 3-4 tháng qua. Liên kết được coi là lost backlink khi robot không tìm thấy thông tin khi thu thập hoặc không có sẵn vì một lý do nào đó.

7. Historical Link

Historical Link thể hiển tất cả liên kết đã hoạt động mà robot thu thập được từ quá khứ cho đến hiện tại. Thông số Historical Link này, được triển khai từ tháng 5 năm 2016 (Theo Ahrefs)

8. Referring Domains

Referring domains thể hiện tổng số tên miền duy nhất trỏ đến website hoặc URL mục tiêu. Referring domains cũng có các thông số Live/Recent/Historical tương tự như backlink.

9. Organic Keywords

Organic keywords thể hiện số lượng từ khóa của một website/URL có mặt trong top 100 trong bảng kết quả tìm kiếm Google. Lưu ý, trường hợp 1 từ khóa xuất hiện trên 2 quốc gia khác nhau thì Ahrefs sẽ tính 2 lần.

10. Organic Traffic

Organic traffic thể hiện lưu lượng truy cập ƯỚC TÍNH không phải trả tiền từ Google Search của domain/URL. Tôi xin nhắc lại là ƯỚC TÍNH, là thông số để tham khảo không chính xác 100%. Ahrefs đưa ra số lượng traffic dựa trên khối lượng tìm kiếm của từ khóa (Search Volume) và vị trí URL trong kết quả tìm kiếm.

Để biết chính xác traffic từ Organic Search, bạn hãy xem báo cáo traffic từ các kênh của Google Analytics.

11. Traffic Value

Traffic Value cho biết với lượng truy cập đó, bạn phải mất bao nhiêu tiền để có được để có được, thay vì phải “cày bừa” để có traffic tự nhiên.

Ví dụ:

Organic Keyword = 500

Organic Traffic = 2K

Traffic Value = $100

Có nghĩa rằng, để có được 2K traffic từ 500 keywords này bạn phải mất $100 hàng tháng.

12. Keyword Difficulty (KD)

Keyword Difficulty (KD) có nghĩa là độ khó của từ khóa, và thông số Keyword Difficulty (KD) này cho biết độ khó của một từ khóa để có thể xếp hạng trong trang 1 của Google, Keyword Difficulty (KD) có thang điểm từ 1 – 100.

Và “Làm thế nào để đánh giá được độ khó của từ khóa” là một trong những câu hỏi tôi thường nhận được nhất. Vì thể, tôi đã chuẩn bị một bài viết thật chi tiết về chủ đề này, bạn có thể xem nó tại đây. Còn bây giờ tôi sẽ nói cho bạn nghe Ahrefs đo KD như thể nào?

Ahrefs cũng đưa ra đánh giá như sau, cùng tôi tham khảo.

cách dùng ahrefs

  • Ahrefs sẽ dựa trên yếu tố Offpage để đánh giá, chủ yếu là Backlink và Reffering Domain
  • Độ khó của một từ khóa sẽ đánh giá từ URL có vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Google.

Case Study thực tế:

Ngày 05/01/2018, tôi bắt đầu SEO từ khóa “trung cấp nấu ăn”. Lúc đó từ khóa “trung cấp nấu ăn” có độ khó là 5, URL giữ vị trí số 1 là phongtuyensinh.dongdoctm.edu.vn/tuyen-sinh-trung-cap/trung-cap-nau-an có 6 Reffering Domain và 257 Backlink.

Ngày 15/06/2018, từ khóa “trung cấp nấu ăn” có độ khó là 0, URL giữ vị trí số 1 là www.cet.edu.vn/nau-an/truong-trung-cap có 0 Reffering Domain và 0 Backlink

Lưu ý thêm:

  • Ahrefs chỉ dựa trên yếu tố Offpage để đánh giá, không có yếu tố Onpage. Google có hơn 200 yếu tố xếp hạng trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất là Nội dung (Content), Liên kết (Link) và RankBrain. Vì thế, Keyword Difficulty (KD) để tham khảo, không tin hoàn toàn vào nó nhé!
  • Rất nhiều anh em làm SEO nhầm lẫn khi xem chỉ số “cạnh tranh” mà anh em thấy trong Google Keyword Planner. Xin lưu ý rằng số liệu này không liên quan đến độ khóa từ khóa SEO và nó thể hiện số lượng nhà quảng cáo đang đặt giá thầu để hiển thị quảng cáo của họ trong kết quả tìm kiếm cho một từ khóa nhất định.

13. Anchor Cloud

Anchor Cloud thể hiện mật độ/tỷ lệ anchortext khi bạn xây dựng liên kết (Link Building). Để xem chi tiết tỷ lệ anchortext, bạn vào mục “Anchors” ở cột trái giao diện Dashboard, tại đây bạn để ý 4 phần chính Anchor text, Reffering Domains, /dofollows và Reffering Pages.

cách dùng ahrefs

Xem “anchors” bên cột trái của giao diện Ahrefs

  • Anchor text
  • Referring Domain: Số lượng tên miền có đặt backlink về domain/URL của bạn với anchortext đã cho, bao gồm dofollow và nofollow
  • / dofollow: Số lượng tên miền đặt backlink về domain/URL của bạn với anchortext đã cho, chỉ thuộc tính dofollow
  • Referring pages: Số lượng trang có đặt backlink về domain/URL của bạn với anchortext đã cho, bao gồm dofollow và nofollow

Vì Google chỉ tính Anchortext có thuộc tính Dofollow vào anchortext website nên bạn xem kỹ cột /dofollow để có cân đối tỷ lệ tốt nhất.

14. Top Pages

Top pages hiển thị traffic, value, keywords, KD của tất cả các URL trong một domain. Tại Top page, bạn có thể kiểm tra và tối ưu bài viết trong trang như:

  • Không có traffic
  • Có nhiều keyword nhưng traffic thấp
  • Chọn những Phantom Keyword để làm Heading trong bài hoặc anchortext để đặt trong Internal Link

15. Content Gap

Một tính năng mới của Ahrefs, và vô cùng hữu ích. Công cụ Content Gap tự động hóa lấy tất cả các từ khóa mà đối thủ của bạn xếp hạng. Và trừ các từ khóa mà trang web của riêng bạn xếp hạng. Những gì bạn nhận được là một danh sách các từ khóa mà trang web của bạn chưa có và lấy đó làm mục tiêu.

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AHREFS TỪ A-Z

Phần 1. Bắt đầu với Ahrefs

Sau khi có tài khoản Ahrefs rồi, việc đầu tiên các bạn hãy tạo cho mình 1 chiến dịch vào tài khoản của bạn, hãy để Ahrefs biết bạn đang làm việc trên website nào.

Ngay khi đăng nhập vào Ahrefs, bạn sẽ nhận được thông báo để thêm website của bạn. Hãy chú ý phần tiền tố Http và Https nhé.

​Bước ​2, bạn​ hãy bổ sung các từ khóa cần theo dõi vào dự án của mình.

Hãy lựa chọn các từ khóa mang lại nhiều lượng truy cập nhất của bạn để Ahrefs có thể theo dõi, phân tích đánh giá tốt nhất.

Bước 3: Bổ sung thêm ít nhất 5 đối thủ cạnh tranh do Ahrefs g​ợi ý.

Sau bước này, Ahrefs sẽ mặc định gửi Email thông báo cho bạn mỗi khi có sự thay đổi về các từ khóa. Nếu không muốn theo dõi liên tục theo ngày thì bạn có thể cài đặt lại ​thành hàng tuần hoặc hàng tháng.

Phần 2. Kiểm soát chất lượng backlink

​Nhờ có Ahrefs bạn có thể phát hiện:

  • Backlink từ các trang Spam, chất lượng thấp
  • Các backlink với Anchor text không tối ưu

​Đây là 2 loại back link có thể gây ảnh hưởng tới kết quả SEO của bạn. Nếu tốt chúng có thể giúp bạn lên TOP hơn, nhưng nếu xấu, bạn có thể dính các ​thuật toán của Google (như Pe​nguin chẳng hạn).

Việc cần làm của bạn đó là thường xuyên theo dõi các backlink của mình, tìm và tiêu diệt chúng trước khi chúng gây ảnh hưởng đến website của bạn.

Tất nhiên, Ahrefs làm rất tốt điều này.

#1: Quản lý backlink

​Vào Site Explorer, gõ tên miền cần kiểm tra của bạn sau đó tìm tới Referring domains. Lúc này Ahrefs sẽ cho bạn thấy các domain có backlink trỏ về website của bạn. Bạn hãy chọn lại Domain Rating (​DR) từ thấp đến cao để thấy các tên miền có chỉ số này thấp trước nhé.

Hãy chú ý các tên miền có dạng như:

  • Các website bạn không biết
  • ​Các website từ các site Nga, Nhật, Trung Quốc,...
  • Tên miền mới xuất hiện như .xyz, .blog, .online,..
  • ​Các trang Wiki kém chất lượng
  • Không có Anchor text

Lọc theo ngôn ngữ, nền tảng

  • Truy cập phần Backlink để thấy được các liên kết trỏ về website.
  • Bạn hãy ưu tiên lọc theo một số ngôn ngữ dễ Spam trước nhé: Russia (Nga), China (Trung Quốc) và Japan (Nhật Bản). Chả hiểu sao bọn này là chúa Spam luôn. Ngoài ra bạn cũng có thể lọc theo dạng tên miền như .ru, .cn, .jp trong phần Domain của Ahrefs.
  • Tiếp đến là các nền tảng website dễ dính spam. Một trong những nền tảng dởm nhất đó là Wiki.

 

Bạn có thể lọc theo nền tảng này trong phần Platform của Ahrefs nhé.

#2: Các Anchor text không tự nhiên

Anchor text là phần quan trọng giúp Goolge hiểu hơn về nội dung của website bạn muốn giới thiệu. Có rất nhiều cách đặt Anchor Text và đối thủ cũng giúp bạn đặt rất nhiều.

Việc cần làm của bạn đó là thường xuyên theo dõi các Anchor text trỏ về website, tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra với website của mình.

Truy cập Site Explorer->Anchor để kiểm tra các Anchor text tới website của bạn.

Một website lành mạnh sẽ bao gồm các Anchor text về từ khóa:

  • Từ khóa chính xác
  • Từ khóa biến thể
  • Hoặc để nguyên URL
  • Các từ khóa chung như: nhấn vào đây, xem tại đây, xem chi tiết,...

Nếu thấy nghi ngờ hoặc muốn xem chi tiết link nào đang trỏ theo Anchor này bạn có thể ấn chi tiết và chọn Reffering Domains.

Gặp mấy ông tên miền kiểu TRUNG QUỐC thế này thì chặn luôn không phải nghĩ.

#3. Lọc theo IP

Mỗi website đều được lưu trữ tại một máy chủ nào đó có IP dạng AAA.BBB.CCC.DDD (Các Class A,B,C,D).

Ví dụ: 111.65.248.132 là 1 địa chỉ IP hoàn chỉnh.

Thế còn IP này thì sao?

  • 111.65.248.22
  • 111.65.248.189

So với IP đầu tiên mình đưa ra thì 2 IP sau đều giống nhau đến 3 lớp đầu tiên (A,B,C). Trong internet đó gọi là các website có cùng Class C hay dễ hiểu là hàng xóm với nhau.

Từ đây phát sinh 1 vấn đề đó là các website hàng xóm này lại thường "xấu tính" như nhau, kiểu một ông làm spam là cả làng làm spam.

Ahrefs có sẵn 1 tính năng rất hay đó là Site Explorer -> Referring IPs

Mở rộng các IP này các bạn sẽ thấy ngay các website trong này.

Bây giờ bạn biết phải làm gì rồi đó 🙂

#4. Tìm và diệt liên kết gãy (Broken link)

Trong quá trình xây dựng website hoặc nhận bàn giao 1 website cũ kỹ từ trước đó, việc xuất hiện các liên kết gãy trong website là điều khó tránh khỏi.

Để tìm ra các link bị lỗi trên website, hãy truy cập Site Explorer -> Pages > Best by links. Chọn trạng thái 404 not found để lọc.

Bạn sẽ thấy các liên kết bị lỗi trên website của mình.

Dưới đây là 1 số cách khắc phục các link này:

  • Khôi phục link lỗi: khi bạn cố tình gẫy lỗi như xóa nhầm
  • Điều hướng 301: giúp chuyển hướng tới liên kết mới

#5. Xóa bỏ Outbound Link kém chất lượng.

Nếu website của bạn trỏ tới các website kém chất lượng, bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng vì vậy hãy tìm ra các liên kết này, kể các website không liên quan và xóa chúng khỏi website.

Truy cập: Site Explorer -> Outgoing links > Linked Domains > Chọn dofollow trong phần lọc

Nhớ chọn lọc theo Domain Rank (DR) để lọc từ DR thấp đến cao nhé. Như hình này là quá ngon rồi.

Như hình này (trên Moz) là link spam chắc rồi. Trong trường hợp này hãy xóa hoặc thay thế bằng tên miền khác nhé.

#6. Link outbound bị lỗi

Các liên kết ra ngoài website bị lỗi ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng, và Google không thích điều này.

Site Explorer -> Outgoing Links > Broken Links

Việc cần làm lúc này là thay thế các liên kết lỗi này hoặc xóa link đi thôi.

Phần 3: Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa là một trong những tính năng Ahrefs làm tốt hơn tất cả mọi đối thủ đi trước mình như Market Samurai, SEM RUSH, Keyword.IO đặc biệt là sau khi Google Webmaster Tools không hiển thị lượng tìm kiếm hàng tháng cho từ khóa.

Nghiên cứu từ khóa tốt sẽ giúp các bạn biến website của mình trở thành một website thực sự lớn mạnh. Dù bạn làm website gì đi chăng nữa thì hãy ghi nhớ các bước dưới đây:

  • Tìm ra từ khóa cần leo rank (từ bạn thực sự muốn lên TOP)
  • Phân loại các từ khóa theo chiến lược dài hạn và ngắn hạn
  • Xây dựng bài viết, cập nhật bài viết theo các từ khóa đó
  • Xây dựng backlink cho bài viết đó
  • Thống kê những việc đã làm/chưa làm và kế hoạch phát triển trong tương lai
  • Lặp lại liên tục các bước trên

Hãy thực hành thật nhiều lần, làm đi làm lại một cách thông minh, chắc chắn bạn sẽ có những website lớn đó.

#7. ​Phân tích, đánh giá từ khóa

Trước khi viết bất kỳ bài viết nào thì Keyword Explorer là nơi mình ​nghĩ đến đầu tiên, đây là nơi giúp mình có được cái nhìn tổng quát nhất về từ khóa, độ khó, số lượt tìm kiếm hàng tháng,...

​Truy cập vào Keyword Explorer - nhập vài từ khóa ​cần phân tích của bạn vào đây, nếu làm Việt Nam thì đừng quên chọn chỗ quốc gia kia là Việt Nam nhé.

​Nếu bạn không chọn đúng quốc gia, có thể số liệu sẽ khác​ nhau nhiều đấy. Chọn ​​nút Tìm kiếm.

​Ahrefs sẽ cho bạn thấy hàng loạt các chỉ sổ quan trọng của từ khóa đó. Đây là một trong những tính năng cực kỳ đắt giá mà hầu hết các công cụ trên thị trường hiện nay đều không có, đặc biệt là độ khó và lượng tìm kiếm hàng tháng.

​Trong 1 số trường hợp bạn cần xem xét kỹ từ khóa này xem có nên làm không nhé.

​Trường hợp 1: Từ khóa không khả thi

​Đây là 1 ví dụ về 1 từ khóa không khả thi. Có tới ​46% lượt KHÔNG click, trong đó lượng doanh nghiệp bỏ tiền quảng cáo cũng rất khủng khiếp, đặc biệt có những tháng cao điểm (Trend) lượng quảng cáo cực cao (23%).

Ok. Thử search Google xem sao:

​Nhìn thế này, các bạn muốn SEO nữa không. 4 quảng cáo, 3 google maps​ là gần như hết trang 1 rồi, SEO làm gì cho mệt.

Thử xem chi tiết 1 vài từ xem thế nào nhé.

​Chắc nghỉ thôi nhỉ.

#8. ​​Bổ sung ý tưởng từ khóa

​Ahrefs được trang bị tính năng tìm các từ khóa liên quan tới từ khóa bạn cần nghiên cứu.

​Ở đây chỉ cần chọn mục All (tất cả)​ là bạn sẽ thấy hàng loạt ý tưởng từ khóa liên quan tới từ khóa bạn đang nghiên cứu.

​Ở đây có 2 mẹo rất hay mà mình muốn giới thiệu.

  • ​Mẹo 1​: Bạn sẽ tìm được các từ khóa có độ khó thấp (KD dưới 10) bằng cách lọc trong phần Keyword Difficulty.
  • Mẹo 2: Bạn cũng sẽ tìm thấy các từ khóa được SEO cùng với từ khóa chính thông qua mục Also rank for.

​#9. Từ khóa lên TOP của đối thủ

​Đây là một trong cách công cụ rất hữu ích của Ahrefs giúp cho bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về đối thủ của mình, những bài viết, những trang giúp đối thủ có được lượng truy cập.

Nhập web đối thủ -> Site Explorer ​-> Organic ​Search -> Top Pages

​#​10. ​Content GAP

​Có bao giờ bạn muốn biết nội dung nào đối thủ đang lên TOP còn bạn thì không chưa?

Nếu chưa thì đây chính là công cụ rất hay mà bạn sẽ rất thích khám phá đó.

Với công cụ này, bạn sẽ có các ý tưởng để xây dựng, bổ sung nội dung cho website của mình.

​Nhập website của đối thủ và của bạn vào phần Content Gap.

Chọn Show keywords.

 

​OK, ​bạn đã có rất nhiều từ khóa rồi nhé. Đây chính là các từ khóa đối thủ lên TOP mà bạn thì chưa.

Ahrefs là công cụ hữu ích giúp ban làm rất nhiều việc trong SEO.  Từ nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ, theo dõi đối thủ, nghiên cứu nội dung, theo dõi website,...và dù hơi đắt nhưng thực sự nó rất đáng tiền. Trên đây đã giải thích chi tiết các chỉ số/thuật ngữ thường thấy nhiều trong Ahrefs. Và hướng dẫn cách sử dụng Ahrefs từ A-Z cho các bạn mới học SEO. Chúc bạn thành công!

Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Share4SEO mong rằng đem đến thông tin bổ ích cho các bạn!