Cách Google Chọn Lọc Các Thông Tin Chất Lượng Để Cung Cấp Đến Người Dùng

17/09/2020 04:40   by Admin

Đối với nhiều người, công cụ tìm kiếm Google là một nơi để tìm kiếm các thông tin cần thiết từ các vấn đề xã hội hay chỉ là để kiểm tra tính chân thực của một tin tức.

Google nhận hàng tỷ truy vấn tìm kiếm mỗi ngày và lý do mà nhiều người tìm đến Google là bởi vì họ thường xuyên tìm kiếm được các thông tin liên quan, đáng tin cậy nhất.

Việc luôn cung cấp cho người dùng các trải nghiệm tìm kiếm chất lượng nhất là yếu tố nền tảng khiến Google trở nên thật sự hữu ích đối với người dùng.

Ngay những ngày đầu, khi Google giới thiệu tới người dùng thuật toán PageRank, việc luôn kiểm tra về chất lượng nội dung của các trang web đã làm Google trở nên khác biệt so với các nền tảng tìm kiếm khác.

Tuy nhiên, người dùng vẫn thường xuyên đặt ra câu hỏi: Chất lượng ở đây nghĩa là gì và làm thế nào để đánh giá được một nội dung mà người dùng tìm kiếm là đáng tin cậy.

Đây là một cách đơn giản để nhìn nhận vấn đề này. Có ba nhân tố cơ bản để giúp chúng ta có thể tiếp cận tới các nguồn thông tin chất lượng:

  • Đầu tiên, Google đã thiết kế ra một hệ thống các yếu tố xếp hạng riêng để đánh giá một nguồn thông tin chất lượng.
  • Để hoàn thiện các nỗ lực trên, Google cũng đã phát triển thêm một số tính năng bổ trợ khác giúp người dùng không chỉ có thể tìm kiếm được các thông tin hữu ích mà còn giúp người dùng tiếp cận đến các thông tin từ các nguồn tin cậy nhất – như các tổ chức về sức khỏe hay các cơ quan chính phủ.
  • Cuối cùng, Google cũng có những chính sách điều khoản dành riêng cho các cá nhân muốn cung cấp các tính năng bổ trợ để luôn đảm bảo có thể đánh giá các thông tin một cách chính xác nhất.

Với ba hướng tiếp cận trên, Google có thể tiếp tục phát triển và nâng thang đo chất lượng nội dung tìm kiếm để truyền tải các thông tin hữu ích nhất đến người dùng trên toàn thế giới.

Định hướng hệ thống xếp hạng xung quanh chất lượng

Yếu tố đánh giá xếp hạng Google

Để hiểu rõ các kết quả nào là liên quan nhất tới các truy vấn tìm kiếm, Google đã thiết lập một hệ thống thấu hiểu ngôn ngữ giúp đánh giá các cụm từ và bối cảnh trong câu truy vấn của bạn với các thông tin có trong index của Google.

Chúng gồm các hệ thống từ các công nghệ có thể giúp Google hiểu được các lỗi sai chính tả, các cụm từ đồng nghĩa đến các công nghệ AI tiên tiến như BERT để có thể hiểu các truy vấn tìm kiếm phức tạp.

Việc cập nhật liên tục hệ thống giúp hiểu các ngôn ngữ của Google khiến cho các thông tin trả về trở nên liên quan hơn và nâng cao trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.

Tuy nhiên, khi nhắc đến các thông tin chất lượng và tin cậy, Google dù sao cũng là máy móc, chúng không thể đánh giá tốt như một con người được. Google không thể đánh giá các từ hay hình ảnh đơn lẻ.

Thay vào đó, công cụ tìm kiếm có thể hiểu chất lượng nội dung thông qua yếu tố gọi là “tín hiệu”. Bạn có thể hiểu về chúng giống như các manh mối giúp một người có thể biết được một nội dung là có chất lượng hay không.

Ví dụ, số lượng trang web chất lượng đã link tới một trang web cụ thể nào đó là một tín hiệu chỉ ra rằng đó là một nguồn đáng tin cậy. Để có thể kiểm tra các yếu tố chất lượng này, bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs.

Google cũng xem xét một cơ số các tín hiệu chất lượng khác và để hiểu cách thức đánh giá thông qua các tín hiệu hoạt động họ đã phải thực hiện rất nhiều các thử nghiệm.

Google nói rằng họ có hơn 10000 các raters đánh giá chất lượng, những người này chọn lọc ra hàng ngàn các kết quả tìm kiếm mẫu và đánh giá chất lượng của chúng theo tiêu chuẩn mà Google gọi là E-A-T.

Google E-A-T

Các Raters phải tuân theo các chỉ dẫn mà Google đã đề cập đến trong Search Quality Rater Guidelines, đánh giá các kết quả tìm kiếm cho các truy vấn mẫu và truy cập vào chúng để đánh giá xem mức độ chất lượng của các kết quả đó.

Google gần đây đã giải thích về quy trình đánh giá các kết quả tìm kiếm một cách cụ thể hơn, tuy nhiên có một điều đáng lưu ý rằng các đánh giá này không được sử dụng trực tiếp trong các thuật toán.

Thay vào đó, các đánh giá này cung cấp các dữ liệu giúp Google đo lường xem liệu rằng hệ thống đánh giá này của họ có hoạt động tốt hơn không. Các dữ liệu này giúp Google nâng chất lượng hệ thống đánh giá của họ và cung cấp tới người dùng có thể tiếp cận tới các thông tin chất lượng nhất.

Đối với các chủ đề mà chất lượng của nguồn thông tin là cực kỳ quan trọng như sức khỏe, tài chính, giao thông,… Google sẽ đánh giá chặt hơn các yếu tố liên quan đến độ tin cậy và tính chuyên môn.

Google đã nhận ra rằng các website có thể chứng minh được độ tin cậy và tính chuyên môn về một chủ đề nào đó thường ít cung cấp các thông tin sai lệch tới người dùng hơn.

Các hệ thống này được Google thiết kế ra để loại bỏ các nguồn thông tin kém chất lượng bao gồm các thông tin có thể gây nhầm lẫn hoặc tiềm ẩn các yếu tố có thể gây nhầm lẫn.

Thông tin từ các chuyên gia sẽ được ưu tiên hàng đầu trong tìm kiếm

Trong đa số các trường hợp, hệ thống xếp hạng của Google làm rất tốt trong việc tìm kiếm và cung cấp các nguồn thông tin chất lượng nhất từ các trang web mở, đặc biệt là các chủ đề liên quan đến sức khỏe.

Tuy nhiên đối với các lĩnh vực này, Google cũng ưu tiên hiển thị thông tin trực tiếp từ các nguồn đáng tin cậy như các tổ chức sức khỏe, chính quyền địa phương,…

Giúp bạn có thể hiểu rõ các thông tin mà bạn nhìn thấy

Đối với nhiều truy vấn tìm kiếm, người dùng không cần thiết phải tìm kiếm các thông tin nhanh mà mong muốn hiểu cụ thể về một vấn để phức tạp. Google cũng hiểu rằng, người dùng tìm đến các công cụ tìm kiếm bởi họ đã nghe về các thông tin ở đâu đó và họ muốn tìm hiểu sâu hơn về các thông tin đó.

Trong các trường hợp đó, họ đã cung cấp tới người dùng các công cụ cho phép người dùng tìm kiếm được các thông tin hữu ích nhất, tiếp cận tới các nguồn tin cậy và tìm hiểu được toàn bộ các thông tin mà họ muốn.

Ví dụ, hiện nay người dùng đã có thể fact check một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn nhờ vào việc hiển thị các dán nhãn fact check ngay trên các kết quả tìm kiếm. Các dán nhãn (labels) này tới từ các publisher có sử dụng ClaimReview schema để đánh dấu fact checks.

Bảo vệ các tính năng tìm kiếm thông qua các chính sách điều khoản

Tính năng mở rộng featured snippet

Google cũng đã cung cấp thêm nhiều tính năng mở rộng chung như bản đồ tri thức, featured snippets and Autocomplete để có thể đánh dấu và tổ chức các thông tin theo một cách riêng biệt hơn hoặc dự đoán các truy vấn mà người dùng dự định tìm kiếm.

Họ đánh giá cao chất lượng của tính năng này bởi nó cung cấp các thông tin một cách nổi bật hơn giúp người dùng đánh giá được các kết quả tìm kiếm.

Trong các tính năng này, Google cũng đã ưu tiên xây dựng một hệ thống đánh giá tự động để cung cấp các nội dung hữu ích. Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo phải không nào. Vì vậy, thi thoảng Google vẫn để lọt một số thông tin vi phạm chính sách hiển thị tới người dùng.

Để tìm hiểu thêm về các chính sách của Google về các tính năng tìm kiếm, tham khảo thêm bài biết của Google tại đây. Và nếu như bạn muốn nghiên cứu thêm về công cụ timg kiếm của Google, hãy ghé thăm bài viết Cách thức công cụ tìm kiếm hoạt động của Google nhé.

Ngoài ra, để kiểm tra trang web của mình có đáp ứng được các yếu tố xếp hạng chất lượng của Google hay không, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ kiểm tra như Ahrefs. Công cụ này có mức giá lên đến 99$ mỗi tháng khá đắt. Tuy nhiên, hiện nay có một số đơn vị mua chung cho phép bạn sử dụng công cụ chỉ với 200K/ tháng. 

>> Tham khảo đơn vị Mua chung Ahrefs chất lượng